Cộng tác viên

Nhiều chuyên gia đã tham gia vào việc phát triển trang web này.

Pierre Brocheux, giảng viên và nhà nghiên cứu tại trường Đại học Paris 7 – Denis Diderot. Từ năm 1970 đến năm 1997, ông giảng dạy lịch sử thế kỷ 19 và lịch sử thế kỷ 20, đặc biệt chuyên sâu về Đông Á và chủ yếu là Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều sách và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, cuốn tiểu sử về Hồ Chí Minh (Payot 2003) của ông đã nhận được giải thưởng Auguste Pavie của Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại. Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Cambridge University Press vào năm 2007.
Năm 2008, ông nhận được giải thưởng của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh do Bà Nguyễn Thị Bình làm chủ tịch vì « những đóng góp quan trọng và nổi bật cho văn hóa Việt Nam » của mình.
Đời sống kinh tế - Báo chí tiếng Việt
 
Từng sống tại Việt Nam và Campuchia khi còn trẻ, Henri Copin đã đóng góp các nghiên cứu của mình vào sự hiểu biết và hình ảnh về Đông Dương trong văn học Pháp, vào tư tưởng thuộc địa và hậu thuộc địa của Pháp, vào sự khác biệt và nhận thức về Mọi nơi khác và Cái khác ở châu Á và châu Phi. Ông là giáo sư Đại học, trình luận án về L’Indochine dans la littérature française des années vingt à 1954, Exotisme et altérité tại trường Paris Sorbonne năm 1994. Là tác giả của nhiều sách, bài báo và tham luận, ông cũng góp phần biên soạn L’Encyclopédie de la colonisation française in tại NXB Indes Savantes.Lưu chuyển  

 

  

Michel Espagne là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đức và lịch sử, quán quân giải thưởng Humboldt-Gay-Lussac. Ông góp phần tạo lập ra lý thuyết về chuyển giao văn hóa, ông cũng điều hành một đơn vị nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại Đại học Sư phạm Cao cấp Paris, dùng khái niệm chuyển giao văn hóa để phân tích các nơi ngoài châu Âu, đặc biệt là Việt Nam. Các công trình của ông tập trung vào lịch sử xuyên quốc gia của các ngành Khoa học Nhân văn.
Chuyển giao văn hóa - Lời giới thiệu

[[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2375","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"480","style":"width: 180px; height: 206px;","typeof":"foaf:Image","width":"420"}}]] Denis Gazquez, được đào tạo về lịch sử, nguyên thủ thư quản lý bộ sưu tập về lịch sử tại Thư viện Quốc gia Pháp. Năm 2004, ông cho xuất bản Publications officielles de l'Indochine coloniale : inventaire analytique, 1859-1954 tại Thư viện Quốc gia Pháp.Lưu chiểu tại Đông Dương thuộc Pháp

 

Johann Grémont là tiến sĩ lịch sử và nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Á của Pháp (IFRAE). Ông từng là giáo viên lịch sử và địa lý trước khi đến làm việc tại Việt Nam với tư cách là đại diện của thành phố Montreuil, sau đó làm việc tại bộ phận Quan hệ Quốc tế tại trụ sở giáo dục Créteil. Hiện là tùy viên chính quyền trung ương, ông cũng nghiên cứu về việc duy trì trật tự trong môi trường thuộc địa theo hướng mới như lao động thuộc địa. Ông đã cho xuất bản Maintenir l’ordre aux confins de l’Empire tại NXB Maisonneuve & Larose Nouvelles Editions/Hémisphères.
Các triều đại và chính quyền

  [[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2373","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"458","style":"width: 180px; height: 189px;","typeof":"foaf:Image","width":"437"}}]] Võ Văn Nhơn, Phó giáo sư, tiến sĩ, sinh 1956 tại TP. Hồ Chí Minh, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc  gia TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Văn học Việt Nam, nghiên cứu về văn học Nam Bộ. Tác giả các sách: Văn học quốc ngữ trước 1945 ở TP. Hồ Chí Minh, Đông Hồ-Mộng Tuyết, Văn chương phương Nam – Một vài bổ khuyết. Có bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu văn học, Phát triển khoa học và công nghệKhoa học và Xã hội, Southeast Asia Journal, Chroniques du Çà et là  Giải khuyến khích sách hay năm 2008 do Hội Xuất bản Việt Nam tặng cho sách Văn học quốc ngữ trước 1945 ở TP. Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh năm 2017 tặng cho sách Văn chương phương Nam – Một vài bổ khuyết.
Văn học
     [[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2369","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"222","typeof":"foaf:Image","width":"147"}}]] Hong Ly Le
  • Tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Sofia, Bulgaria, 1980.
  • Tốt nghiệp TS tại Viện Folklore Bulgaria, Viện Hàn lâm khoa học Bulgaria, 1991.
  • Học hàm,  học vị: Giáo sư, Tiến sĩ (TS năm 1991, PGS: 2002, GS: 2012)
  • Nơi công tác: Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. (từ 1979 đến 1983 là Viện Văn hóa dân gian, từ 1983 đến 2004 là Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, từ 2004 đến nay là Viện nghiên cứu văn hóa)
  • Thời gian công tác tại Viện từ 1981 đến nay. (từ 1981 đến 2004 là cán bộ nghiên cứu; từ 2005 đến 2012 là Phó Viện trưởng, từ 2012 đến 2017 là Viện trưởng, là Tổng biên tập tạp chí Văn hóa dân gian từ 2013 đến 2018, từ tháng 5-2017 đến nay là Nghiên cứu viên cao cấp.
  • Lĩnh vực nghiên cứu: Lễ hội, Tín ngưỡng, Phong tục tập quán.
    Truyền thống
     [[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2372","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"480","style":"width: 180px; height: 214px;","typeof":"foaf:Image","width":"404"}}]]

Giang-Huong Nguyen, tiến sĩ Văn học, quản lý bộ sưu tập Ngôn ngữ và Văn học Đông Nam Á tại Thư viện Quốc gia Pháp. Năm 2019, bà đã nhận được giải thưởng Prix de la Renaissance française của Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại với tác phẩm La littérature vietnamienne francophone, 1913-1986 xuất bản năm 2018 tại NXB Classiques Garnier. Là cộng sự viên nghiên cứu tại Viện Văn bản và Bản thảo hiện đại (ITEM), bà điều hành nhóm Bản thảo Văn học Việt Nam. Bà cộng tác với trường Đại học Sư phạm Cao cấp Paris trong dự án Chuyển giao văn hóa Pháp – Việt và từ năm 2017 tổ chức hội thảo France-Vietnam : un portail entre les cultures giới thiệu các nghiên cứu gần đây về Việt Nam trong nhiều lĩnh vực của ngành Khoa học Xã hội. 
Văn học pháp ngữ

     [[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2371","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"325","style":"width: 180px; height: 247px;","typeof":"foaf:Image","width":"237"}}]] Phuong Ngoc Nguyen là giảng viên cao cấp được ủy quyền giám sát nghiên cứu (MCF HDR) tại Đại học Aix Marseille và là thành viên theo luật định của Viện Nghiên cứu Châu Á (IRASIA, AMU-CNRS). Sau khi bảo vệ luận án về các nhà nhân học đầu tiên của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20, bà tiếp tục làm việc về trí thức và nhà văn Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa.Cô đã xuất bản nhiều cuốn sách bao gồm: “Vents d'Est, vents d'Ouest. Sự du nhập của tinh thần Khai sáng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX ”trong Michel Spain and Hoai Huong Aubert-Nguyen (dir.), Vietnam, une histoire de chuyển giao các nền văn hóa, (Paris, Demopolis, 2015); “Tản Đà và Rousseau. Sự tiếp nhận của các học giả đào tạo cổ điển ở Việt Nam thuộc địa ”, (Nghiên cứu của Rousseau, Geneva, Ed. Stalkine, n ° 3, 2015); “Nguồn tư liệu văn học để nghiên cứu về sự giao du: trường hợp tiểu thuyết Việt Nam Tây phương mỹ nhân (1927)”, trong Travail, migrations et culture au Vietnam, từ đầu thế kỷ 19. cho đến ngày nay, (Paris, Maisonneuve & Larose - Hémisphères, 2020).Văn học quốc ngữ
[[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2376","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"480","style":"width: 180px; height: 212px;","typeof":"foaf:Image","width":"408"}}]]

Thị Bình Nguyễn 

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Lịch sử Đô thị, Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH &NV, ĐHQG HN
  • Học hàm, học vị, chức danh : Tiến Sĩ chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học.
  • Hướng nghiên cứu chính: Đô thị Việt Nam thời cận đại; Lịch sử Việt Nam; Phương pháp nghiên cứu lịch sử
    Khoa học và xã hội
[[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2377","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"458","style":"width: 180px; height: 279px;","typeof":"foaf:Image","width":"295"}}]] Phương Thảo Phan 
  • Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH &NV, ĐHQG HN
  • Học hàm, học vị, chức danh : PGS.TS, Phó chủ nhiệm Bộ môn Lý luận sử học.
  • Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
  • Là tác giả, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX, về Thăng Long – Hà Nội, đặc biệt giai đoạn thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.
    Khoa học và xã hội
     [[{"type":"media","view_mode":"media_large","fid":"2370","attributes":{"alt":"","class":"media-image","height":"480","style":"width: 180px; height: 258px;","typeof":"foaf:Image","width":"335"}}]]

Thị Hải Yến Trần là Tiến sĩ Ngữ văn, Nghiên cứu viên Cao cấp Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm 1983, bà tốt nghiệp Đại học Quốc gia (Hà Nội), chuyên ngành Ngữ văn. Từ năm 1984 đến nay, bà công tác tại Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm 1992, bà đạt học bổng của Japan Foundation và nghiên cứu tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Năm 2004 và 2005, bà tiếp tục nhận học bổng và nghiên cứu tại Harvard-Yenching Institute (Mỹ). Năm 2014, bà đạt giải nhì cuộc thi Tiểu luận nghiên cứu văn học Nhật Bản do quỹ Tưởng nhớ Inoue và Japan Foundation tại Việt Nam tổ chức. Bà được trao tặng giải thưởng nhà khoa học xuất sắc của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2014 và 2015.
Chuyên môn chính: văn học Việt Nam cổ cận đại. Các hướng nghiên cứu quan tâm: giao lưu văn học Đông Á, nghiên cứu liên ngành trong văn học.
Tư tưởngPhật giáo - Đạo Cao Đài - Thiên Chúa giáo - Nho giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng bản địa