Sự phong phú là điều được ghi nhận đầu tiên khi tiếp cận những nguồn tư liệu của Thư viện Quốc gia Pháp về Đông Dương. Nó có niên đại 85 năm, từ 1860 đến 1945. Phần lớn kho lưu trữ về Đông Dương liên quan đến Việt Nam.
Chính phủ toàn quyền Đông Dương hoạt động như một Nhà nước, bao gồm các thể chế cần thiết để đảm bảo sự vận hành của nó, ví dụ Ngân sách chung Đông Dương là một trong những đặc thù và là yếu tố trung tâm thâu tóm cả hành chính, kinh tế và văn hóa.
Bộ máy chính quyền và quản lý đã để lại nhiều dấu vết được tập hợp trong Kho lưu trữ Đông Dương của Thư viện Quốc gia Pháp. Lý do chính yếu là sự ra đời của Lưu trữ tác quyền vào năm 1922, về nguyên tắc, bắt buộc các sở hữu thuộc Pháp : Việt Nam, Campuchia và Lào phải gửi các ấn phẩm của mình đến Thư viện Quốc gia. Từ nguồn tài liệu đến từ các cơ quan nhà nước, chủ yếu là báo chí bằng tiếng Pháp cũng như bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán đã được thêm dấu ấn do xã hội dân sự tạo ra.
Những thủ thư của Thư viện Quốc gia Pháp (Christiane Rageau, Lê Thị Ngọc Anh và Thérèse Ehling, J-C Poitelon và Nguyễn Tất Đắc, Denis Gazquez) đã tạo ra công cụ cần thiết cho các nhà nghiên cứu về lịch sử Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam. Ba thư mục phong phú (bản in và vi bản) có sẵn cho người đọc :
- Năm 1988, Danh mục kho lưu trữ Việt Nam : 1890-1921 được ra mắt,
- Năm 1980, Danh mục Kho lưu trữ Đông Dương : 1922-1954,
- Năm 1993, Danh mục các tạp chí định kỳ Việt Nam (2.350 ấn phẩm trên 2800 vi bản).
Kế hoạch đô hộ Đông Dương của Pháp liên kết thậm chí đan xen chặt chẽ các hoạt động kinh tế, tài chính, giáo dục và y tế. Không ai khác ngoài Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Albert Sarraut đã định nghĩa rõ nó vào năm 1917 :
« Thuộc địa của chúng ta phải được hình thành như một doanh nghiệp kinh tế vĩ đại thành lập trên cơ sở mạnh mẽ của một nền văn minh đạo đức. »
Những điều này được hình thành, mang theo và ghi nhận (để tạo ra một cái mới) bởi các thể chế mà mỗi hoặc hầu hết chúng đều sở hữu ấn phẩm của mình. Chúng nhằm mục đích đo lường tiến độ của công cuộc thuộc địa hóa và thu hút sự chú ý của các tác nhân cũng như công chúng ở chính quốc và địa phương.
Công cụ truyền thông của chính sách Sarraut là Cơ quan Kinh tế Đông Dương được thành lập năm 1917. Cơ quan này thường xuyên xuất bản Bản tin của Cơ quan Kinh tế Đông Dương từ năm 1928 đến năm 1937. Thư viện Quốc gia Pháp sở hữu 38 số có thể tra cứu trên Gallica.
Ngòai ra cơ quan cũng xuất bản một loạt tài liệu giới thiệu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đông Dương : gỗ, bông, cao su, …, cũng như chế độ hải quan, luật pháp, thuế quan, ...
Thư viện Quốc gia Pháp sở hữu rất nhiều ấn phẩm của Ngân hàng Đông Dương (BIC), nơi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế Đông Dương. Ở đế quốc thực dân Pháp, Ngân hàng Đông Dương có đặc quyền phát hành tiền tệ Đông Dương, và chỉ chấm dứt khi Pháp rút khỏi Viễn Đông. Nó đã mở rộng hoạt động của mình ở Trung Quốc, Ấn Độ Dương và Châu Đại Dương.
Một tài liệu phong phú đã được tạo ra bởi tất cả các tổng nha môn của Chính phủ toàn quyền : Tổng cục Tài chính, Tổng cục Dịch vụ Kinh tế đã xuất bản Tóm tắt Số liệu thống kê từ năm 1913 đến năm 1940, Tổng Thanh tra Lao động thành lập năm 1927, Viện Nghiên cứu Nông học (1918-1925), Giáo dục công lập thành lập năm 1920, Viện Pasteur Đông Dương, Tổng Thanh tra Vệ sinh và Y tế công (từ năm 1932)
Công cụ tìm kiếm chính yếu là công trình toàn diện của Denis Gazquez : Bản kiểm kê phân tích các Ấn phẩm chính thức về Đông Dương thuộc địa (1859-1954) mà trong đó Kho lưu trữ của Thư viện Quốc gia Pháp xuất hiện ở hàng đầu tiên.
Bản tin kinh tế Đông Dương là rất quan trọng vì nó tập hợp nhiều báo cáo và thống kê rải rác trong các ấn phẩm của các cơ quan hành chính thuộc địa hoặc đã ngừng xuất hiện hoặc không được công bố rộng rãi. Đây là trường hợp của các số liệu được tổng hợp bởi Tổng cục Nông nghiệp, Chăn nuôi và Lâm nghiệp, Tổng cục Tài chính, Tổng Thanh tra Mỏ và Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Nông học, Văn phòng gạo Đông Dương, các Cơ quan khí tượng, … Tập san về Hải quan và Cơ quan Đông Dương được xuất bản từ 1905 đến 1944 Các ấn phẩm khác cũng chứa đựng cái nhìn toàn diện (hành chính kinh tế và đời sống xã hội) cho từng quốc gia thuộc Đông Dương.
Dưới đây là bốn ví dụ :
- Từ năm 1922, Biên bản của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ cho thấy tình trạng của thuộc địa. Năm 1897, Bản tin của Phòng Nông nghiệp Nam Kỳ trở thành Bản tin của Ủy ban Nông nghiệp và Công nghiệp Nam Kỳ, kế thừa sau đó là Tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương (xuất bản đến năm 1975).
- Tổng thuật công việc Bắc Kỳ nhân dân đại biểu viện (1926-1939) được xuất bản thành 14 tập (mã 4-LK19-583) trong đó gồm 12 số có thể truy cập trên Gallica
- Tổng thuật công việc An Nam nhân dân đại biểu viện
- Công Báo Việt Nam (1859-1954) do Bộ Tư pháp Sài Sòn tập hợp thành 8 tập từ 1948 đến 1955.
Thư viện Quốc gia Pháp cũng sở hữu Nhà nước Việt Nam 1946-1954 ; trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất khi sự chú ý và thông tin tập trung chủ yếu vào các cuộc đối đầu quân sự, tập tư liệu này mang một cái nhìn toàn diện về tình hình Đông Dương. Thức tỉnh kinh tế Đông Dương là một tờ báo đồng hành với sự phát triển kinh tế của Đông Dương từ 1920 đến 1935. Đây là tấm gương phản chiếu sự bùng nổ và thịnh vượng của kinh tế Đông Dương, sao chép với mã MFILM JO-56309 và NUMP-4325. Hiện nay, có 625 số được phép tra cứu trên Gallica.
Đăng tải tháng 2 năm 2021