Báo chí tiếng Việt

Tra cứu tài liệu

Đối với các nhà sử học Việt Nam, nhật báo hoặc tuần báo thu thập những tư liệu đầu tay có giá trị không thể đánh giá được nhưng tính nguyên vẹn của tư liệu đã bị suy giảm nghiêm trọng. 

2350 ấn phẩm định kỳ đã được liệt kê trong Danh mục các ấn phẩm định kỳ của Việt Nam do Jean-Claude Poitelon và Nguyễn Tất Đắc biên tập tại Các tuyển tập của Thư viện quốc gia Pháp vào năm 1993. Nếu tôi không nhầm, Thư viện quốc gia Pháp đã thực hiện công việc bảo tồn dưới dạng vi bản và vi phim một số tờ báo mà không đưa vào hoạt động.          

Báo chí bản xứ, đặc biệt là báo chí bằng chữ Quốc ngữ, là kho tàng tư liệu cần được quan tâm và tạo điều kiện tiếp cận. Trên thực tế, để tìm các tư liệu này, cần phải vào phần “tạp chí định kỳ” trong danh mục chung và tìm kiếm theo từng tựa báo, tại sao không nhóm chúng lại với nhau trong cùng một mục.

Thể loại báo chí này xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 và đã phát triển nhanh chóng, từ vai trò thông tin dần dần được chuyển sang vai trò vận động dư luận bản địa (theo nghĩa từ nguyên của thuật ngữ này).

Những tờ báo này minh họa cho những chuyển biến của xã hội và văn hóa Việt Nam ; chúng mang trên mình các nhu cầu và thành tựu của xã hội dân sự. Chúng cũng là hình ảnh và biểu hiện của xã hội Việt Nam bước vào hiện đại trong thế kỷ 20. Với dân số chủ yếu là người mù chữ, việc khuyến đọc trở thành một hoạt động được phổ biến.

Trong số các tờ báo, cần đặc biệt nhắc đến tờ Diễn đàn Đông Dương (La Tribune Indochinoise) xuất bản bằng tiếng Pháp. Việc được đề cập là “Cơ quan chính thức của Đảng Lập hiến Đông Dương” không giới hạn ảnh hưởng của nó chỉ trong địa phận Nam Kỳ cũng như sức nặng chính trị xã hội của nó trong thời kỳ Pháp thuộc. Nó thể hiện nguyện vọng của giai cấp tư sản cách mạng đang nổi lên. Thời gian tồn tại của tờ báo này (1926-1942) làm cho nó không thể thiếu trong việc phân tích xã hội Việt Nam hiện đại. Thư viện quốc gia Pháp hiểu rõ tầm quan trọng của tờ Diễn đàn Đông Dương vì cơ quan này đã làm vi phim MICR D-347 và đã số hóa một phần.

Người Việt cũng đã cho ra một tờ báo quan trọng bằng tiếng Pháp khác là Tiếng vọng An Nam (Écho Annamite)  xuất bản từ năm 1920 đến năm 1928, và bản khôi phục số hóa của tờ báo này đã được đăng trên Gallica . 

Đối với báo chí quốc ngữ, chúng ta có thể phân biệt thành ba loại : báo chí phổ thông, báo chí về các vấn đề kinh tế và báo chí về các vấn đề văn hóa xã hội, đây là phương tiện truyền thông của các nhà văn, nhà khoa học và phụ nữ. Do các nhà xuất bản bản địa rất khan hiếm vì thiếu vốn, một số tác phẩm văn học đã được đăng nhiều kỳ trên các tờ báo, vì thế nhiều nhà văn Việt Nam viết báo để kiếm sống và bước chân vào nghề.

Đối với loại thứ nhất:

Đối với loại thứ hai:

Danh sách này không đầy đủ, các tờ báo xuất bản ở các tỉnh (ví dụ như ở Hội An, Long Xuyên, Lào Cai), những tờ chuyên san khác về nông nghiệp, đặc biệt là trong những năm 1930 và 1940, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn

Đối với loại thứ ba:

  • Nam Phong Văn Học Khoa Học Tạp Chí, 1917-1934,  là một ấn phẩm quan trọng của lịch sử tri thức 
  • Phong Hóa (1932-1936) et Ngày Nay (mã số MICR D-978 lưu giữ các số báo xuất bản trong giai đoạn 1935-1938  và mã số MFILM FOL JO 1815, giai đoạn 1939-1945) đã mang các tư tưởng và và tác phẩm của nhóm văn học Tự Lực Văn Đoàn, những người cũng có nhiều chương trình và hoạt động ngoài lĩnh vực văn..

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giới tinh hoa ​​Việt Nam và các tư tưởng chính trị đã đặt câu hỏi và chuẩn bị cho một thay đổi được đánh dấu chủ yếu bởi sự chấm dứt của các đế chế thuộc địa và sự trao trả độc lập. Từ góc độ này, giới trí thức Việt Nam tiến hành đào sâu quá khứ và di sản văn hóa đồng thời với việc cập nhật nó bằng cách xuất bản Trí Tân từ năm 1941 đến năm 1945. Trong khi một nhóm khác chú ý đến các vấn đề hiện tại của đất nước mình và kiến nghị các giải pháp khả kiến, đã xuất bản Thanh Nghị  từ năm 1941 đến năm 1945. Thư viện quốc gia Pháp sở hữu bộ sưu tập hoàn chỉnh các ấn phẩm của hai tờ báo này. Tất cả đã được lưu lại lần lượt theo các mã số MICR D-994 và MICR D-970.

Việc phổ biến các kiến thức khoa học do các tờ Khoa Học Tạp Chí (1923-1926) ) của Tiến sĩ Trần Văn Đôn và tờ Báo Khoa Học (1942-1944), của nhà bác học Hoàng Xuân Hãn, thực hiện.

Tính độc đáo và thậm chí là duy nhất của báo chí quốc ngữ là sự xuất hiện của một loại hình báo chí "nữ quyền" với ý nghĩa là báo chí do phụ nữ sản xuất và giải quyết các vấn đề của phụ nữ theo quan điểm hiện đại.

Cả ba loại hình báo chí định kỳ không được phân chia theo từng ngăn, các vấn đề được quan tâm chồng chéo nhau và trong việc xử lý các chủ đề, những khía cạnh kinh tế, chính trị và văn hóa (điều tra, phân tích, quan điểm) đều được thể hiện đủ.

 

Đăng tải tháng 2 năm 2021

Réduire l'article ^

Tra cứu tài liệu

Xem chi tiết
 
  • Le Colon français...
  • L'Effort (Hanoï) 1936-1941
  • Revue indochinoise...
  • Saïgon républicain... 1888...
  • Le Nouvelliste d'Indochine....
  • La Nouvelle revue...
  • La Jeune Asie. Économique,...
  • L'Avant-garde. Organe de...
  • Alger-saison 1882-1889
  • Le Cri de Saïgon....
  • La Plume indochinoise....
  • La Conscience. Catholique...
  • L'Écho annamite : organe de...
  • Le Militant. Organe...
  • Le Merle mandarin....
  • L'Ere nouvelle. Organe bi...
  • Chantecler revue....
  • L'Argus économique d...
  • Saïgon-potins. Hebdomadaire...
  • Radio-Saïgon. Bulletin...
  • La Libre Cochinchine....
  • La Presse coloniale...
  • Chantecler. Littéraire,...
  • L'Oeuvre. Hebdomadaire...
 
 
Tra cứu tài liệu
Xem chi tiết
 
  • Tháng mưóì. Tap chí lý...
  • Thời thế. Grand quotidien...
  • Thế-thao. Hebdomadaire...
  • Tân-Văn 1934-1936
  • Khoa-học tạp-chí. Revue...
 
 
Tra cứu tài liệu